Định nghĩa
Thuật ngữ kỹ thuật của tiến hóa lùi là sự lại giống “atavism”, bắt nguồn từ từ “atavus” trong tiếng La-tin có nghĩa là tổ tiên. Nhờ Cesare Lombroso mà từ này có được hàm nghĩa như thế. Ông là 1 bác sĩ Ý ở thế kỷ 19 người mà cho rằng tội phạm được sinh ra chứ không phải được hình thành nên và có thể được nhận dạng bởi vài đặc điểm trên cơ thể mà giống với thời nguyên thủy, trạng thái chưa giống con người.
Tiến hoá lùi (atavism) nghĩa là một vài cá thể bằng một cách nào đó quay trở về một trong những dạng tiến hóa trước của nó (một đặc điểm của tổ tiên xuất hiện lại sau khi bị loại bỏ trong quá trình tiến hóa). Đối với con người, những nhà khoa học hành vi tin rằng tiến hóa lùi làm cho 1 vài người quay trở lại dạng tổ tiên về cả mặt tâm lý và thể chất. Nhiều nhà tội phạm học chấp nhận giả thuyết này để giải thích cho tội ác: Các đặc điểm ngoại hình, chẳng hạn như mũi tẹt, môi lớn, hàm khỏe và tóc dày, đều được cho là do xu hướng phạm tội của một người vì những đặc điểm này được ghi nhận ở những người đã từng bị kết án – cụ thể là các tù nhân. Ngày nay, ý tưởng về tiến hóa lùi đã đi theo chiều hướng sinh học và giải phẫu.
Nguồn gốc
Vào những năm 1870, Cesare Lombroso đã làm dậy sóng ý tưởng về tiến hóa lùi như một phần của tội phạm. Lombroso đã thử nhận dạng 1 vài điểm đặc trưng thường thấy trên cơ thể tội phạm và gắn mác chúng là “atavistic”, các đặc tính ‘cũ’ mà xác định được hành vi của tội phạm nguyên thủy. Những bằng chứng thống kê của Lombroso và những ý tưởng liên quan với việc sinh giống tốt đã lâu bị bãi bỏ bởi cộng đồng khoa học, nhưng ý tưởng về các đặc tính cơ thể có thể ảnh hưởng khả năng phạm tội vẫn còn một số ủng hộ từ khoa học
Cách thức xuất
Vậy làm thế nào để những đặc điểm này chiếm ưu thế? Một ý kiến cho rằng thay vì các gen bị mất đi trong quá trình tiến hóa , chúng chỉ im lặng – chúng vẫn ở đó, chỉ là chúng không làm gì cả. Những gen này đã được kích hoạt trở lại. Các nghiên cứu đã chỉ ra có các loài động vật có khả năng mất đi và mọc lại cánh hàng triệu năm sau đó. Có phải những loài vật này tiến hóa một lần nữa không? Hay một gen im lặng có nhãn “mọc cánh” đột nhiên bật trở lại?
Các nhà khoa học chưa hoàn toàn chắc chắn cách hoạt động của atavism. Và họ đã dựa vào nghiên cứu phôi thai để giúp giải mã câu trả lời. Phôi thai phát triển các đặc điểm kì lạ trong bụng mẹ mà sau này khi lớn lên, chúng biến mất. Phôi cá voi phát triển chồi ở vị trí chân của chúng, nhưng chúng sẽ mất đi khi chúng phát triển. Hay ở con người, từ khi còn là phôi thai, ta đã có một chồi nhỏ ở nơi có đuôi, có hình hài như một chiếc đuôi, nhưng nó đã biến mất trước khi ta được sinh ra. Những loại gen ấy ở phôi thai xảy ra 2 trường hợp trong quá trình thay đổi, đột biến: làm suy giảm chức năng của gen trội, hoặc làm các gen lặn ‘áp đảo’ các gen trội ấy. Trong những trường hợp hiếm hoi, các đặc điểm kì dị không biến mất, và một con cá voi con được sinh ra với phần phụ giống như chân, hoặc một con người được sinh ra với một cái đuôi, thường sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ.
Các trường hợp ví dụ của atavism
Rắn mọc một chân được phát hiện ở Trung Quốc; cô bé Jiaxue, 4 tuổi, ở Trung Quốc, sinh ra với nhiều lông và nốt ruồi.