Biến thể Omicron di chuyển nhanh. Nó lây lan nhanh chóng trong các dân số và sự nhiễm trùng phát triển nhanh chóng ở các cá nhân nhiễm bệnh.
Khoảng thời gian trôi qua kể từ khi một người tiếp xúc lần đầu tiên với virus đến khi họ phát triển các triệu chứng được gọi là thời kỳ ủ bệnh (1).
Nghiên cứu cho thấy rằng phiên bản gốc của coronavirus và các biến thể ban đầu có thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 05 ngày. Biến thể Delta dường như di chuyển nhanh hơn, với thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 04 ngày. Theo một nghiên cứu gần đây của C.D.C., Omicron thậm chí còn lây lan nhanh trong thời gian ngắn hơn, với thời gian ủ bệnh chỉ còn khoảng 03 ngày.
Lượng virus phát triển và lây nhiễm trong cơ thể người được gọi là tải lượng virus. Nói chung, người ta cho là có thể lây nhiễm nhiều nhất khi tải lượng virus cao.
Trong một nghiên cứu gần đây về các biến thể Alpha và Delta, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mọi người có xu hướng đạt tải lượng virus mức cao nhất trong khoảng 3 ngày sau khi virus lần đầu tiên phát hiện ra, và virus giảm dần khoảng 6 ngày sau đó.
Trong một nghiên cứu sơ bộ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các sự lây nhiễm Omicron là một ngày, ngắn hơn so với các loại nhiễm trùng Delta và dẫn đến tải lượng virus đạt đỉnh thấp hơn một chút.
Một nhóm nghiên cứu khác đã phát hiện trong số những người tiêm chủng có sự lây nhiễm đột phá, Omicron và Delta đã sản xuất các mức tương tự của virus truyền nhiễm.
Một nghiên cứu nhỏ cho thấy rằng các kháng thể được tạo ra sau khi nhiễm Omicron dường như bảo vệ chống lại Delta, nhưng nhiễm Delta đem lại ít sự bảo vệ chống lại Omicron hơn. Nếu phát hiện được tiếp tục , điều đó có nghĩa là Delta có thể sớm gặp khó khăn trong việc tìm kiếm những vật chủ mới – và Omicron có khả năng thay thế Delta hơn là cùng tồn tại với nó.
Một lời giải thích phù hợp là Omicron ít có khả năng gây hại cho phổi hơn so với các biến thể trước đó. Một dấu hiệu của việc giảm mức độ nghiêm trọng là những người không được tiêm chủng dường như ít phải nhập viện với Omicron hơn so với Delta.
Omicron có khả năng né tránh các kháng thể được tạo ra sau khi tiêm chủng, khiến nhiều ca bệnh chuyển nặng hơn, theo C.D.C. (2)
Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn cảnh báo rằng mặc dù biến thể này có thể ở mức độ trung bình, nhưng đối với một số bệnh nhân, đặc biệt là những người chưa được tiêm chủng hoặc có hệ miễn dịch suy giảm, có thể gặp diễn biến bệnh nặng do nhiễm Omicron. Đồng thời, vẫn còn quá sớm để biết liệu các trường hợp nặng của Omicron có thể dẫn đến Covid kéo dài hay không.
Thử nghiệm:
Vì Omicron nhân bản quá nhanh và thời gian ủ bệnh quá ngắn, nên có một cửa sổ thu hẹp hơn để lây nhiễm trước khi người ta bắt đầu truyền virus.
Trước đó trong đại dịch, mọi người được khuyến cáo việc sử dụng xét nghiệm nhanh từ 5 đến 7 ngày sau khi có khả năng cao phơi nhiễm virus. Do thời gian ủ bệnh của Omicron ngắn hơn nên nhiều chuyên gia hiện nay khuyên nên làm xét nghiệm nhanh từ 2 đến 4 ngày sau khi có khả năng bị phơi nhiễm. (Họ cũng khuyên nên thực hiện ít nhất hai xét nghiệm nhanh, cách nhau khoảng một ngày, để tăng tỷ lệ phát hiện nhiễm bệnh.)
Các chuyên gia cho rằng: Những người làm xét nghiệm để giảm nguy cơ lây bệnh cho người khác, chẳng hạn như cùng tham gia một cuộc họp sắp tới, nên xét nghiệm càng gần thời gian của sự kiện đó càng tốt.
Vẫn còn tranh cãi về việc liệu các xét nghiệm kháng nguyên nhanh có thể ít nhạy cảm với Omicron hơn so với các biến thể khác hay không. Xét nghiệm PCR thường có độ nhạy và chính xác hơn xét nghiệm nhanh, có nghĩa là chúng có khả năng phát hiện virus sớm hơn trong quá trình lây nhiễm (tức sẽ phát hiện ra virus dù tải lượng còn ít) nhưng chúng mất nhiều thời gian hơn để trả lại kết quả.
C.D.C. gần đây đã nới lỏng hướng dẫn cách ly đối với những người bị nhiễm virus. Trước đó, cơ quan này khuyến cáo những người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus hoặc gặp các triệu chứng của Covid-19 vẫn bị cách ly trong 10 ngày.
Các hướng dẫn mới nói rằng những người bị nhiễm bệnh có thể được dừng việc cách ly sau 05 ngày nếu họ không có triệu chứng hoặc các triệu chứng của họ đang thuyên giảm và không bị sốt. Sau đó, tuy không cần cách ly, nhưng nên đeo khẩu trang trong 5 ngày khi ở gần những người khác.
C.D.C cho biết những thay đổi này được thúc đẩy bởi dữ liệu cho thấy việc lây truyền virus rất có thể xảy ra trong một hoặc hai ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện và hai hoặc ba ngày sau đó.
Nhưng các nhà khoa học đã lưu ý rằng một số người có thể lây nhiễm lâu hơn thế, và một số nhà khoa học đã chỉ trích cơ quan này không khuyến cáo mọi người nhận được kết quả âm tính khi test nhanh trước khi kết thúc thời gian cách ly của họ.
C.D.C sau đó đã cập nhật hướng dẫn của mình để lưu ý rằng những người muốn xét nghiệm nên thực hiện xét nghiệm kháng nguyên nhanh “cho đến cuối” thời gian cách ly 05 ngày nhưng đã dừng đề xuất chính thức lưu ý này ngay sau đó.
Chú thích:
(1) Thời là thời gian trôi qua giữa việc tiếp xúc với sinh vật gây bệnh, hóa chất hoặc phóng xạ khi các triệu chứng và dấu hiệu đầu tiên xuất hiện.
(2) C.D.C: Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ hay Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ